Phẫu thuật giãn tĩnh mạch liệu có hiệu quả như mong đợi?
Hiện nay rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch. Phương pháp này được thực hiện như thế nào và liệu có đem lại hiệu quả chữa bệnh như mong đợi?
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi và phụ nữ. Bên cạnh việc dùng thuốc thì phẫu thuật cũng là biện pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nặng. Bài viết cung cấp những thông tin cụ thể về biện pháp điều trị quen thuộc này.
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch hình thành khi van trong lòng tĩnh mạch không thể thực hiện chức năng của nó, khiến dòng máu không di chuyển từ chân lên đến tim. Các tĩnh mạch chân khi chịu áp lực của dòng máu sẽ dẫn đến những đường xanh ngoằn ngoèo xuất hiện, đau nhức, tê mỏi chân, chuột rút, thậm chí lở loét, hoại tử chân. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là phương pháp sử dụng thiết bị hiện đại nhằm điều trị những tĩnh mạch bị tổn thương. Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật.
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch liệu có hiệu quả như mong đợi?
Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch bao gồm 2 cách: cột thắt hoặc cắt bỏ những tĩnh mạch bị giãn.
Thông thường, những trường hợp dưới đây mới nên áp dụng biện pháp phẫu thuật:
- Suy giãn tĩnh mạch cấp độ nặng, gây đau nhức, khó chịu, khó di chuyển nhiều ngày.
- Suy giãn tĩnh mạch nổi to, mất thẩm mỹ nghiêm trọng và những phương pháp khác như: chiếu tia laser, dùng sóng cao tầng vẫn không thể xóa mờ các vết suy giãn.
Như vậy, phẫu thuật vừa có thể cải thiện thẩm mỹ, vừa giúp bạn điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn.
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?
Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch có thể được thay thế bằng các phương pháp khác như: sử dụng vớ y tế, liệu pháp gây xơ hóa, đốt bằng sóng cao tần hoặc phẫu thuật giãn tĩnh mạch bằng laser (EVLA).
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng các phương pháp này đều khiến bệnh có thể tái phát, không thể điều trị triệt để suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Khi tiến hành phẫu thuật, bạn có thể gặp một vài biến chứng như sau:
- Phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu).
- Gây nên khối phồng dưới vết thương.
- Cảm giác tê chân hoặc châm chích dưới chân.
- Tổn thương hệ thần kinh, phù chân.
- Giãn tĩnh mạch kéo dài hoặc tạo ra các tĩnh mạch giãn nhỏ khác.
Quy trình thực hiện phẫu thuật có thể xảy ra nhiều biến chứng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?
Thông thường trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ với những câu hỏi hay gặp như: bạn có cần phải nhịn ăn không, có nên uống thuốc trước không, thời gian nhịn ăn uống là bao lâu? Và bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo quy định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần trao đổi về loại thuốc hiện tại bạn đang sử dụng hay tiền sử một số dị ứng, phản kháng với thuốc gây tê trước khi lên bàn mổ.
Quy trình thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch như thế nào?
Thời gian phẫu thuật sẽ tiến hành trong khoảng 20 phút đến 3 tiếng đồng hồ. Ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện cắt đi sự thông nối tĩnh mạch nông với các tĩnh mạch sâu ở chân qua một đường mổ ở bẹn hoặc mặt sau khớp gối. Có thể bắt buộc phải rạch nhiều đường mổ nhỏ trong lòng tĩnh mạch để cắt bỏ chúng.
Trong Y khoa gọi kĩ thuật đó là cột cắt tĩnh mạch, tức là họ cột phần tĩnh mạch bị giãn rồi tiến hành cắt phần tổn thương này. Thông thường, sợi dây mỏng có tính đàn hồi, co giãn sẽ được luồn qua đầu trên của tĩnh mạch, sau đó cắt qua vùng cẳng chân.
Phẫu thuật này sẽ giúp cho tĩnh mạch sâu của bạn đảm nhiệm vai trò của phần tĩnh mạch bị giãn, nhưng rất dễ tái phát.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch?
Bạn có thể trở về nhà sau 1 vài tiếng phẫu thuật, và có thể đi lại bình thường sau một vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn cũng cần có thời gian để vết thương lành lặn trở lại.
Việc kiêng cữ sau khi phẫu thuật cần đảm bảo theo đúng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên đó là những việc vô cùng hạn chế đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, bạn nên tham khảo phương pháp điều trị mới bằng sản phẩm đông y Khang mạch Linh. Khang mạch linh là phương thức từ tự nhiên hỗ trợ các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch từ cấp độ nhẹ tới nặng. giảm thiểu tối đa việc phải phẫu thuật, tránh những biến chứng sau phẫu thuật.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể