Tìm hiểu quan điểm của y học cổ truyền về căn bệnh viêm mao mạch
Có rất nhiều bệnh nhân bị viêm mao mạch mất phương hướng trong việc điều trị bệnh. Chỉ khi mà hiệu quả thực tế đã rất nhiều bệnh nhân điều trị thành công từ phương pháp Đông Y thì niềm tin về các giải thoát căn bệnh dai dẳng này. Vì vậy trong chuyên mục hôm nay, chuyên gia sẽ chia sẻ cho các bạn vè quan điểm của y học cổ truyền (Đông Y) trong về căn bệnh viêm mao mạch.
CÂU HỎI
Quan điểm của y học cổ truyền về căn bệnh này là như thế nào thưa bác sĩ?
Lắng nghe chia sẻ về quan điểm Đông y với căn bệnh viêm mao mạch
GIẢI ĐÁP CỦA BÁC SỸ
Viêm mao mạch dị ứng là thuật ngữ của YHHD. Liên hệ với một số bệnh có ghi trong các y thư cổ, có thể bệnh viêm mao mạch dị ứng giống một số chứng thuộc về Huyết. Huyết được tạo ra từ tinh thuộc thận (thận chủ khí tiên thiên, tàng tinh, chủ thủy (tân dịch), chủ cốt tủy tủy sinh huyết), do tạng tâm làm chủ (tâm tàng thần chủ huyết động), can tàng trữ (can tàng huyết, chủ cân) và do tỳ dẫn dắt (tỳ chủ khí hậu thiên, chủ vận hóa thủy cốc sinh huyết và thống nhiếp huyết, chủ cơ nhục.
Có 4 chứng bệnh về huyết là: 1.Huyết hư, 2 Huyết ứ, 3. Huyết nhiệt, 4. Xuất huyết (huyết nục).
1.Huyết hư: Nguyên nhân do mất máu cấp tính hoặc mạn tính (giun móc, rong huyết, sốt rét ....) còn do thiếu thức ăn, hoặc bệnh đường tiêu hóa không hấp thu được tinh chất.
- Biểu hiện lâm sàng (triệu chứng): Da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, hay hoa mắt, trống ngực nhức đầu, mất ngủ, mạch tế nhược.
- Phương pháp chữa: Bổ huyết - dưỡng huyết
2 Huyết ứ: Thường do chấn thương, do ngoại cảm và do khí trệ.
- Biểu hiện lâm sàng: +Đau xương, điểm đau cố định, ấn vào đau (cự án), lưỡi có những điểm xanh tím, nơi đau thường xưng, nóng đỏ mạch huyền, sáp.
- Phương pháp chữa: Hoạt huyết - tiêu ứ (thường kèm theo thành khí)
- Tiêu ứ: Uất kim, nghệ, tam lăng, nga truật, tô mộc, huyết giác ....
3 Huyết nhiệt: Do ngoại cảm, nhiệt tà vào huyết và lưu tại đó hoặc do bẩm tố cơ địa dị ứng.
+ Với các bệnh nhiễm khuẩn: miệng khô khát, sốt nhiều đêm, vật vã, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.
+ Dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mày đay, mụn nhọt
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt, lương huyết.
4 Xuất huyết (Nục huyết): Máu chạy ra ngoài thành lòng mạch, chảy máu do rất nhiều nguyên nhân, cũng tùy nguyên nhân mà đề ra phương pháp chữa
- Huyết nhiệt gây chảy máu, phương pháp chữa: lương huyết, chỉ huyết.
- Nhiệt độc, thường gặp trong sốt nhiễm khuẩn, phương pháp chữa là thanh nhiệt giải độc.
- Do tỳ hư gây chảy máu, phương pháp chữa là kiện tỳ, chỉ huyết.
- Do can uất không tàng huyết (thổ huyết) phương pháp chữa là thư can, chỉ huyết, xuất huyết. Có nhiều dạng, xuất huyết ra ngoài, như trĩ, rong kinh, rong huyết, máu cam, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng như huyết não, xuất huyết phổi, dạ dày.
Xuất huyết là triệu trứng dễ nhận biết nhất của người bệnh khi bị viêm mao mạch dị ứng.
KẾT LUẬN
Trong Đông y có những phương pháp giúp kiểm soát căn bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch an toàn và hiệu quả, tập trung vào việc bổ chính khu tà (nâng cao chính khí của cơ thể) cho bệnh nhân, lập lại sự cân bằng âm dương, chú trọng đến nâng cao chức năng của các tạng Tỳ, Can, Thận. Tỳ mạnh sẽ vận hóa thủy cốc tốt, đảm được chức năng thống nhiếp huyết làm huyết đi trong thành mạch. Can mạnh sẽ tàng huyết tốt, chủ được chức năng sơ tiết làm cho vận hành huyết dịch thuận lợi. Thận khỏe sẽ sinh được huyết. Mang tới cho bệnh nhân sự hồi phục bệnh và gần như là chống tái phát bệnh trong thời gian dài.
Bệnh nhân vị viêm mao mạch nói chúng và viêm mao mạch dị ứng nói riêng khi điều trị bằng tây y chưa có hiệu quả như mong muốn thì nên đổi sang phương pháp đông y.
Xem thêm tin tức
Bác sỹ Nguyễn Hồng Siêm chia sẻ về bệnh viêm mao mạch
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể