Dưới đây là 8 nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Vì vậy, rất nhiều người phát hiện bệnh khi đã quá muộn, tĩnh mạch lở loét, chảy nước, nhiễm trùng.
Một trong những biểu hiện của người bị suy giãn tĩnh mạch chân
1. Tuổi tác
Theo nghiên cứu, tuổi càng cao càng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch. Độ tuổi thường mắc suy giãn tĩnh mạch chủ yếu trong khoảng 45 – 50. Đặc biệt là đối với những người có thói quen sử dụng giày cao gót, đứng nhiều, sinh hoạt không điều độ… tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng lớn.
2. Giới tính
Thống kê cho thấy bệnh suy giãn tĩnh mạch gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới. Khoảng 3 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam điều trị suy giãn tĩnh mạch. Lý giải điều này, các bác sĩ cho rằng phụ nữ thường có thói quen đi giày cao gót hoặc quá trình mang thai khiến cơ thể dồn trọng lượng lớn lên chân… dẫn tới khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng, phụ nữ chiếm số đông bệnh nhân bị phù chân trong suy tĩnh mạch, còn nam giới chủ yếu có biểu hiện bị chàm da, lở loét chân.
3. Nghề nghiệp - Thói quen đứng lâu
Những nghề bắt buộc phải đứng lâu, đi lại nhiều… đều có thể khiến máu lưu thông kém dẫn đến bệnh. Cho dù phải làm công việc như thế nào, bạn nên cũng có khoảng thời gian giải lao giữa giờ để đôi chân được nghỉ ngơi nhiều hơn.
4. Tính chất gia đình
Khoa học vẫn chưa khẳng định chính xác suy giãn tĩnh mạch có di truyền hay không. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh mang tính chất gia đình, nghĩa là một thành viên trong nhà mắc bệnh, thì những thành viên khác có khả năng bị bệnh gấp 2 lần so với người bình thường.
5. Nội tiết tố - Thuốc ngừa thai
Đối với riêng phụ nữ, những chi em thường dùng thuốc tránh thai, hay sử dụng hormone thay thế để điều trị bệnh lý nào đó thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
6. Mang thai
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ phải chịu sức ép lớn, khiến đôi chân bị dồn nén, do vậy nhiều chị em bị phù nề hoặc giãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chị em chưa mang thai và nam giới.
7. Béo phì
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi trong nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh giãn tĩnh mạch chân và béo phì. Gần đây nghiên cứu của Anh chỉ ra rằng, chỉ số BMI cao hơn 27 sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ở nữ giới, nhưng với nam giới thì không. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đức lại cho rằng chỉ số BMI trên 30 không ảnh hưởng đáng kể đến nữ giới, nhưng lại làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở nam.
8. Táo bón kinh niên
Tình trạng táo bón kinh niên kéo dài nhiều năm cũng dẫn tới bệnh lý này.
Như vậy, suy giãn tĩnh mạch thường hình thành bởi những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại. Muốn phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện nếp sống lành mạnh, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Kết hợp với việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ
chữa suy giãn tĩnh mạch bằng đông y sẽ an toàn và có thể khỏi dứt điểm được bệnh.