Thế nào là suy giãn tĩnh mạch mạn tính hai chi dưới ?

Giãn tĩnh mạch nông còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Khoảng 35% người trưởng thành mắc căn bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường tiến triển chậm, khó chữa, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt và lao động, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Đại cương về suy giãn tĩnh mạch mạn tính hai chi dưới 

Tĩnh mạch được cấu tạo gồm có 3 loại:
-         Tĩnh mạch nông nằm trong da và dưới da.
-         Tĩnh mạch sâu nằm trong các nhóm cơ.
-          Tĩnh mạch xuyên kết nối tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.

 

Hoạt động của máu từ chân di chuyển lên tim chủ yếu thực hiện qua tĩnh mạch sâu, nhờ cơ chế lực đẩy của động mạch, lực âm trong lòng tĩnh mạch, sự co bóp của khối cơ và hệ thống van trong lòng tĩnh mạch.
Trường hợp hệ thống van một chiều trong lòng tĩnh mạch bị suy sẽ khiến máu không được bơm lên tim, gây ứ đọng, tăng áp lực cho tĩnh mạch dẫn đến bệnh.

Các cấp độ giãn tĩnh mạch nông

Có 3 loại dãn tĩnh mạch nông, bao gồm: giãn thân tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch nhỏ mạng nhện, giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới, các van bên trong tĩnh mạch bị suy.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây biến chứng thành các bệnh sau:
-         Viêm tĩnh mạch huyết khối:
Đây là tình trạng hình thành khi tĩnh mạch nông và sâu có các cục máu đông, làm cho tĩnh mạch nổi hẳn lên dưới da, đau đớn và kèm sưng tấy vùng chi dưới. Nếu huyết khối tĩnh mạch sâu còn có thể gây biến chứng tắc, ứ trệ, nóng chân, đau nhức, nhiễm trùng vùng da, thậm chí có thể di chuyển lên phổi gây tắc động mạch phổi, tăng tỉ lệ tử vong.
-         Loạn dưỡng da chân:
Tình trạng này xảy ra với các triệu chứng: da phù nề, dày lên, có thể dẫn đến tróc vảy, chảy nước và chàm da, thay đổi màu sắc, sạm da và xơ cứng bì.              
-         Loét cẳng chân:
Ban đầu, viêm loét chỉ ở bề mặt da, sau có thể lan rộng vào sâu trong da, gây bội nhiễm, hủy hoại chi.
Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nông
Muốn biết chính xác bệnh bạn nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan thận.
- Xét nghiệm công máu toàn bộ, TS, TC.
- Siêu âm Dopper mạch máu hai chân.
- Tiến hành thủ thuật Duplex Scan:  đo tốc độ dòng máu và xem xét cấu trúc các tĩnh mạch chân.
- Chụp X-quang tĩnh mạch để xem xét về giải phẫu của tĩnh mạch.
Dựa vào những kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm trên mà bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh bạn đang phải đối mặt.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính chi 

Những đối tượng thuộc các nhóm dưới đây sẽ dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn:
- Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy người có bố mẹ mắc bệnh có khả năng 80% bản thân cũng sẽ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
- Phụ nữ sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố, thói quen thường xuyên mang giày cao gót, người mang thai dồn ép trọng lượng xuống chân…
- Người thừa cân, béo phì, trọng lượng tăng quá mức cũng dẫn tới máu bị dồn nén xuống chân, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Người có công việc hoặc thói quen đứng, ngồi quá lâu, ít vận động.
- Người có tiền sử phẫu thuật ở tĩnh mạch, gãy chân…
- Người mắc viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch sâu hoặc nông.
- Người mắc bẩm sinh khiếm khuyết van.
- Người có nhiều thói quen không tốt như: ăn nhiều tinh bột, ít chất xơ, lười vận động, hút nhiều thuốc lá…

 

Triệu chứng và những biến chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Người có một số triệu chứng sau cần đặc biệt chú ý:
- Cảm giác nóng chân, nặng chân, nhức mỏi chân, chuột rút hoặc cảm thấy tê, ngứa chân.
- Sưng phù mắt cá chân.
- Các triệu chứng thường đặc biệt nặng lên vào buổi chiều tối, nhất là cảm giác đau nhức và chuột rút.

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh:
- Bệnh nhân sẽ thấy cẳng chân sưng to, đau buốt liên tục, nhất là về đêm.
- Các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
- Bệnh nhân nhận thấy hệ thống tĩnh mạch giãn to, có thể gây ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Biến chứng nặng nhất là khi cục máu đông rời khỏi thành tĩnh mạch, di chuyển lên tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị suy tĩnh mạch mạn tính

Bạn hãy thử tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây:
-         Dùng băng ép và tất ép: Phương pháp này chỉ nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác.
-         Dùng thuốc: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
-         Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa: Phương pháp này bao gồm:
+ Chích xơ: Tĩnh mạch cấu tạo gồm: tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Biện pháp chích xơ chỉ nên dùng khi tổn thương tĩnh mạch xuyên.
+ Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Phẫu thuật này áp dụng cho những bệnh nhân mắc tĩnh mạch nông. Bác sĩ rạch ở mắt cá trong và nếp bẹn, sau đó sử dụng dụng cụ để đệm dưới mắt cá lên đến bẹn và loại bỏ phần tĩnh mạch lồi ra.
+ Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông được đưa vào bên trong tĩnh mạch. Tiếp tục, bác sĩ đưa sợi laser vào để xác định chức năng tĩnh mạch đùi. Thời gian điều trị khoảng 30 – 40 phút/ lần.
-         Sử dụng thuốc Đông y
Đông y có nhiều vị thuốc được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch lâu năm. Bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng sưng đau hay biến chứng của bệnh nếu như sử dụng thuốc thường xuyên.
Phòng bệnh viêm tắc tĩnh mạch như thế nào?

 

Muốn phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch cần chú ý:

- Thường xuyên vận động, không đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức.
- Hạn chế táo bón.
- Tránh đi giày cao gót thường xuyên.

Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể

Cà chua và bí quyết đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch

Cà chua và bí quyết đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khiến nhiều người bệnh bối rối, không biết nên xử lý như thế nào. Cà chua lại là một thực phẩm gần gũi và dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu với bất kỳ ai trong chúng ta. Cà chua lại được...
Làm thế nào để chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch tay?

Làm thế nào để chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch tay?

Suy giãn tĩnh mạch đa phần xuất hiện ở chi dưới, tuy nhiên trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch ở tay không phải hiếm gặp. Vậy đâu là phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân mắc phải suy giãn tĩnh mạch? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây qua...
10 thực phẩm có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

10 thực phẩm có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Đối với người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bện cạnh việc siêng năng tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể lực thì người bệnh cũng phải đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của mình. Cung cấp các loại thực phẩm giúp...
Suy giãn tĩnh mạch chi nên và không nên ăn gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi nên và không nên ăn gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi mà phổ biến hơn cả là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này người bệnh cần kiên trì, nỗ lực kết hợp với chế độ sinh...
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay

Suy giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch bị sưng phồng và mở rộng thường xảy ra ở chân và bàn chân. Chúng có màu xanh hoặc tím đậm, sần, phồng hoặc xoắn. Quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch để thấy được hiệu quả thường kéo dài vì...
Kinh nghiệm điều trị
Giải thoái khỏi viêm mao mạch dị ứng (HSP)

Giải thoái khỏi viêm mao mạch dị ứng (HSP)

Viêm mao mạch dị ứng hay còn có tên tiếng anh là Henoch-Schonlein purpura (HSP) là một căn bệnh gây lo lắng và căng thẳng cho người bệnh trong việc tìm kiến phương pháp điều trị. Nhưng nhờ có sản phẩm Khang Mạch Linh mà nụ cười đã đến với...
Vượt qua bệnh viêm mao mạch nuôi ước mơ làm mẹ của cô giáo dạy nhạc

Vượt qua bệnh viêm mao mạch nuôi ước mơ làm mẹ của cô giáo dạy nhạc

Người phụ nữ tên Nguyễn Nguyệt Phương, sống ở Phủ Lý, Hà Nam đã từng vô cùng khủng hoảng khi nhận được tờ giấy xét nghiệm với kết luận của bác sĩ: bệnh viêm mao mạch dị ứng. Những tưởng thế đã khổ lắm rồi, ai ngờ đâu, 1 năm...
Hành trình của tôi với viêm mao mạch dị ứng

Hành trình của tôi với viêm mao mạch dị ứng

Tôi thực sự băn khoăn khi đặt tên cho bài viết này. Tôi nên để tiêu đề là “Trận chiến của tôi với viêm mao mạch” hay “Hành trình của tôi với viêm mao mạch”? Khi tôi nghĩ về điều này, tôi đã nhận ra rằng: mặc dù đây là...
Chấm dứt nỗi ám ảnh nốt ban đỏ nổi khắp chân

Chấm dứt nỗi ám ảnh nốt ban đỏ nổi khắp chân

Sau hơn 1 năm bị viêm mao mạch dị ứng không tìm được phương pháp điều trị hữu hiệu, anh A sống tại Hồ Chí Minh đã tìm ra được sản phẩm hữu hiệu cho căn bệnh đầy ám ảnh của mình. Giờ đây sức khỏe của anh được cải thiện...
Hạnh phúc của cô gái trẻ bị viêm mao mạch dị ứng

Hạnh phúc của cô gái trẻ bị viêm mao mạch dị ứng

Trong chuyên mục kinh nghiệm điều trị bệnh viêm mao hôm nay, chúng tôi xin phép chia sẻ về câu chuyện của một bệnh nhân nữ bị viêm mao mạch dị ứng đã sang hoại tử. Các nốt hoại tử của em đang có dấu hiệu lan dần, dù có cầm...
Chia sẻ tình trạng cháu trai 13 tuổi bị viêm mao mạch dị ứng

Chia sẻ tình trạng cháu trai 13 tuổi bị viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng gặp ở mọi lứa tuổi và nó không những gây nên những tổn thương về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là câu chuyện về hành trình cải thiện bệnh của cháu bé 13 tuổi, ở Lào Cai. 
Bài đọc nhiều nhất
Bệnh viêm đa động mạch nút nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm đa động mạch nút nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm đa động mạch nút không chỉ gây tổn thương đoạn mạch máu mà còn có thể gây biến chứng suy thận, đột quỵ… nguy hiểm đến tính mạng. Viêm đa động mạch nút cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.Bệnh viêm đa động mạch...
Giải thoái khỏi viêm mao mạch dị ứng (HSP)

Giải thoái khỏi viêm mao mạch dị ứng (HSP)

Viêm mao mạch dị ứng hay còn có tên tiếng anh là Henoch-Schonlein purpura (HSP) là một căn bệnh gây lo lắng và căng thẳng cho người bệnh trong việc tìm kiến phương pháp điều trị. Nhưng nhờ có sản phẩm Khang Mạch Linh mà nụ cười đã đến với...
Mùa đông xuân là mùa bùng phát các bệnh có tính chất dị ứng

Mùa đông xuân là mùa bùng phát các bệnh có tính chất dị ứng

Bệnh dị ứng có xu hướng bùng phát vào mùa đông xuân đặc biệt tại các thời điểm giao mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn. Khi thời tiết thay đổi, chênh lệch nhiệt độ lớn, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị suy giảm...
Vì sao lại bị viêm mao mạch dị ứng? Vấn đề thắc mắc của nhiều người?

Vì sao lại bị viêm mao mạch dị ứng? Vấn đề thắc mắc của nhiều người?

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý ngày càng phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Dù bệnh ít gây tử vong, không đe doạ trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày, giảm khả năng đi lại,...
Đậu đen làm bạn với người bệnh viêm mao mạch, bạn đã biết chưa?

Đậu đen làm bạn với người bệnh viêm mao mạch, bạn đã biết chưa?

Viêm mao mạch ngày càng trở nên phổ biến và khiến nhiều người bệnh lo lắng bởi vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh cũng như chưa có thuốc đặc trị. Nhiều người vẫn truyền tai nhau về công dụng của đậu đen với bệnh nhân...
Đặt mua hàng
Kết nối qua Fanpage