Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và cách chữa trị hiệu quả
Trong những năm gần đây, theo số liệu cập nhật, suy giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh đang có số lượng người mắc bệnh gia tăng không ngừng. Suy giãn tĩnh mạch vẫn thường được biết đến và xuất hiện nhiều hơn ở chi dưới, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở những bộ phận khác trên cơ thể: tay, tinh hoàn, thực quản…
Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng tay (chi trên) bị suy yếu và giãn to ra, thường xuất hiện nhiều ở vùng từ cổ tay trở xuống. Mặc dù ở thời điểm hiện tại chưa ghi nhận được trường hợp nào tử vong do suy giãn tĩnh mạch ở tay gây ra, hay nói cách khác là bệnh không thực sự gây nguy hiểm đến tính mạng. Những ảnh hưởng của bệnh cũng ít nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch chân, tuy nhiên những mạch máu nổi to, ngoằn ngoèo trên tay khiến người bệnh vô cùng tự ti, ngại giao tiếp đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe và sự tự tin cho người bệnh.
Hình ảnh bệnh nhận bị suy giãn tĩnh mạch tay
Hình ảnh bệnh nhận bị suy giãn tĩnh mạch tay, các đường gân xanh nổi rõ, đau nhức
Xem thêm: Trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Triệu chứng biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay là gì?
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch tay không rõ rệt, không điển hình và khó nhận biết như đối hơn giãn tĩnh mạch chân.
- Suy giãn tĩnh mạch tay phần lớn sẽ tạo cảm giác đau âm ỉ hoặc căng tức nơi tĩnh mạch bị giãn.
- Mạch máu xanh nổi to và gân guốc trên mu bàn tay là biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt khi bệnh bắt đầu nặng dần.
Chính vì trong giai đoạn đầu bệnh không gây nhiều cản trở, các gân xanh mờ và khó quan sát mà nhiều người bệnh mang tâm lý chủ quan và không đi khám. Sự chủ quan này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dễ dàng phát triển với các triệu chứng ngày một rõ ràng và nặng nề hơn, kèm theo đó là sự mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân nào gây ra suy giãn tĩnh mạch tay?
Nguyên nhân bị suy giãn tĩnh mạch tay
Có vô vàn các nguyên nhân gây ra chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch tay nhưng nguyên nhân trực tiếp là do cấu trúc thành tĩnh mạch yếu khiến máu không được lưu thông một cách tự nhiên và ổn định, kèm các yếu tố nguy cơ cao: béo phì, lao động nặng, ngủ hay tì đè lên tay….
Cùng với đó các tác động bên ngoài sau đây cũng được xem là một trong những lý do khiến đôi tay của bạn mắc giãn tĩnh mạch:
- Tuổi tác: Theo thời gian, độ đàn hồi ở tay sẽ giảm, chất béo trên mu bàn tay mất dần.
- Uống thuốc ngừa thai: nội tiết tố hormone khi mang thai, thời kỳ mãn kinh hay trong chu kỳ kinh nguyệt…Đây là lúc tĩnh mạch rất dễ giãn ra do bị chèn ép cản trở lưu thông máu.
Lời khuyên hữu ích trong điều trị suy giãn tĩnh mạch tay
Để việc điều trị giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân cần lập tức đi khám tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh ngay từ ban đầu, tránh việc để lâu xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngay khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện và duy trì thực hiện các thói quen sau giúp ảnh hưởng tích cực đến việc tăng cường lưu thông máu đến các tĩnh mạch bị suy yếu:
- Thay đổi thói quen ăn uống giàu chất xơ, bổ sung vitamin C
- Sử dụng vớ y khoa cho tay có tính đàn hồi để ép tĩnh mạch, tốt cho hệ tuần hoàn máu.
- Không dùng tay bưng bê, xách các vật quá nặng
- Không thức khuya
- Không sử dụng thức uống có cồn hoặc gas để giảm áp lực lên thành mạch
- Sử dụng sản phẩm có các thành phầm được chiết xuất từ thiên nhiên (đam sâm, hoa hòe…) giúp làm bền thành mạch
Giải pháp toàn diện Khang Mạch Linh
Với thành phần cấu tạo từ tự nhiên, các dược liệu an toàn và thân thiện với người dùng, đan sâm, hoa hòe, thương nhĩ tử…có trong Khang Mạch Linh hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp phòng ngừa và cải thiện suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả nhất. Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay không thực sự nghiêm trọng nhưng sẽ là nghiêm trọng nếu chúng ta chủ quan, không phát hiện bệnh sớm và có hướng chữa trị kịp thời.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể