Đan sâm – Vị thuốc cho người bị viêm mao mạch
Đan sâm có tác dụng cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông. Đây là vị thuốc không thể thiếu trong Đông y để hỗ trợ bệnh tim mạch nói chung và viêm mao mạch nói riêng.
Thảo dược Đan sâm
Cây đan sâm là một cây thuốc quý, có tên khoa học là Radix Salviae multiorrhizae. Đan sâm dạng cây cỏ, sống lâu năm, cây cao khoảng 30-80cm, thân màu đỏ nâu, đường kính 0.5- 1.5cm. Thân vuông, trên có các gân dọc. Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá thường có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm.
Dược liệu là rễ của cây đã phơi hoặc sấy khô (Salvia mitiorrhiza).
Rễ của cây đan sâm - là một vị thuốc quý. Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.
Đan sâm là một vị thuốc trong điều trị viêm mao mạch dị ứng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đan sâm có chứa nhiều hoạt chất như: diterpen, danshensu, tanshinon IIA, cryptotanshinon và acid salvianolic A, B rất tốt trong việc điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, giảm hình thành cục máu đông, làm tan huyết khối. Hoạt chất Tanshinone IIA (TS) có trong đan sâm đã được ứng dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Nếu được sử dụng sớm ngay sau nhồi máu cơ tim, kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể và hạn chế được tình trạng hoại tử cơ tim. Bên cạnh đó, đan sâm có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo Y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng, chủ yếu tác động vào Tâm và tâm bào lạc. Đan sâm dưỡng thần định chí, thông lợi huyết mạch; giúp dưỡng huyết, điều huyết, quy thủ thiếu âm, thủ quyết âm kinh giúp công năng của tâm, tâm bào được điều hòa. Vì vậy, đan sâm là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc về tâm, về huyết.
Công dụng Đan Sâm
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tiêu cục máu đông
Đối với bệnh nhân viêm mao mạch thì đây là một tin vui cho bệnh nhân, sử dụng rất tốt. Tình trạng viêm mao mạch thực chất là quá trình xuất huyết dưới da, diễn ra trong mạch máu do xuất hiện các cục máu đông (huyết khối) gây cản trở lưu thông máu.
Một nghiên cứu thuộc Đại học Nam California, Mỹ cho thấy, đan sâm có khả năng tiêu cục máu đông tốt nhờ tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin (sợi huyết). So với Heparin (thuốc chống đông máu), vị thuốc này có lợi thế an toàn với ít biến chứng chảy máu hơn. Khi phối hợp đan sâm và Heparin không những không làm tăng nguy cơ xuất huyết mà còn làm giảm tỷ lệ này.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy, hoạt chất TS trong đan sâm có tác dụng bảo vệ và hạn chế sự hủy hoại lớp nội mạc mạch máu (lớp lót bên trong thành mạch), giúp ổn định các mảng xơ vữa, ức chế và làm chậm quá trình xơ vữa mạch, đồng thời hạn chế tình trạng cơ tim phì đại.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể