Điều trị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là căn bệnh hình thành khi cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị tắc nghẽn, đau đớn, phù chân…
Cách điều trị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch ban đầu không phải là căn bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Thậm chí, nhiều người còn chủ quan cho rằng bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ nhưng nếu bệnh không được điều trị sẽ có thể khiến cục máu đông di chuyển lên phổi gây ảnh hưởng đường hô hấp, thậm chí tử vong.
Vậy điều trị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào cho đúng?
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu: Huyết khối tĩnh mạch sâu chủ yếu xảy ra ở chi dưới, đặc biệt là chân. Bên trong hệ thống tĩnh mạch xuất hiện cục máu đông, khiến máu không thể lưu thông, từ đó mạch máu bị tắc nghẽn, phình to, giãn, đau đớn, bầm tím.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trên 60. Đặc biệt những người vận động ít, phụ nữ có thai hoặc người có bệnh lý liên quan tới rối loạn đông máu cũng gây bệnh.
Biến chứng của bệnh
Dưới đây là những biến chứng cơ bản thường gặp của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu mà người bệnh không nên chủ quan:
- Biến chứng cấp tính: Đây là tình trạng viêm tĩnh mạch phát triển, dẫn đến đau đớn, nổi gân tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Thông thường, trong Y học hiện đại thường sử dụng phương pháp điều trị bằng cách tiêu sợ huyết hoặc phẫu thuật phẫu thuật lấy huyết khối để ngăn ngừa những cơn đau và giúp đôi chân hoạt động bình thường trở lại.
- Biến chứng mạn tính: Đây được gọi là hội chứng hậu huyết khối, hình thành do hệ thống van bị hỏng, tăng áp lực lên thành tĩnh mạch, từ đó gây phù dịch, sợi hóa dưới bì, hạ ô xy mô và loét tĩnh mạch. Ngoài ra, quá trình mạch máu tự động tái lưu thông cũng dẫn tới tổn thương van tĩnh mạch, và có khoảng hơn 50% bệnh nhân không thể khỏi hoàn toàn:
Nhận biết biến chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch như thế nào?
Dựa vào một số dấu hiệu lâm sàng như: đau đớn, tĩnh mạch giãn, sắc tố da thay đổi, chân viêm loét… có thể giúp bạn nhận thấy bệnh đang biến chuyển nặng nề hơn.
Ngoài ra, để phát hiện chính xác, bạn nên tiến hành thủ tục: siêu âm doppler màu, chụp tĩnh mạch, siêu âm trong lòng mạch để biết chắc chắn mức độ bệnh lý đang phải đối mặt là gì.
Điều trị biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào?
Điều trị biến chứng nhẹ của bệnh cần chú ý một số thói quen sau:
- Thực hiện phương pháp nâng chân mỗi tối: Bạn hãy nâng chân tối thiểu mỗi ngày 30 phút chia làm 3 – 4 lần trong ngày, sẽ giúp giảm độ phù chân, tăng cường hệ thống tuần hoàn, trị viêm loét hiệu quả.
- Tích cực vận động: Bạn cần lên kế hoạch đi bộ hàng ngày, kết hợp với tập các bài tập nhẹ nhàng như gấp cổ chân để máu được lưu thông.
- Điều trị bằng cách tạo áp lực: Bạn hãy tích cực bằng cách sử dụng băng thun hoặc tất vớ dùng lâu dài để giảm áp lực cho thành tĩnh mạch.
- Kết hợp sử dụng thuốc tăng cường hoạt động của tĩnh mạch.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cho phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
Trường hợp biến chứng này thường xảy ra ở các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh có lượng Heparin trọng lượng phân tử thấp.
- Người cần liên tục thay vớ tất ở chân với cường độ tăng áp lực.
- Chị em sử dụng dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp trước sinh
- Phụ nữ sau sinh vận động quá sớm, không kiêng nước lạnh.
Trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cần điều trị bằng heparin không phân đoạn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị biến chứng huyết khối tĩnh mạch chuyển sang viêm phúc mạc
Khi có biểu hiện viêm phúc mạc, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt đoạn ruột tĩnh mạch bị hoại tử. Phương pháp này có thể dựa trên cơ chế tiêu huyết khối hoặc phẫu thuật lấy huyết khối kết hợp với sử dụng kháng sinh thường xuyên.
Trường hợp chưa nhận thấy viêm phúc mạc, bác sĩ sẽ giúp bạn sử dụng heparin không phân đoạn, kiểm tra tình trạng tăng đông, cải thiện chức năng đường ruột.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân mắc ung thư
Hiện nay, Y học vẫn điều trị bệnh ở người mắc ung thư như những người bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn heparin trọng lượng phân tử thấp hơn chống đông kháng vitamin K sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, người bệnh thường có dinh dưỡng kém, giảm tiểu cầu và có thể phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác.
Cần lưu ý rằng người mắc bệnh ung thư có huyết khối tĩnh mạch cần thực hiện điều trị bằng phẫu thuật hoặc hóa trị trong khoảng 3 tháng. Nếu tế bào ung thư vẫn còn thì cần dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa bệnh.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch ở chi trên
Khi mắc bệnh ở chi trên, điều quan trọng là phải dùng thuốc chống đông, ban đầu sử dụng heparin với trọng lượng phân tử thấp sau đó chuyển thuốc kháng vitamin K theo đường uống.
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, bạn có thể lựa chọn điều trị theo Y học cổ truyền, sử dụng các thảo dược tự nhiên để tăng cường chức năng của thành tĩnh mạch, giúp hệ tuần hoàn vận chuyển máu tốt hơn. Sản phẩm Khang mạch linh được bào chế hoàn toàn từ thảo dược lành tính, chữa bệnh dựa trên khả năng tăng cường thành mạch, bồi bổ huyết, từ đó giảm đau đớn, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Khang mạch linh được bào chế từ các thảo dược quen thuộc như: Đan Sâm, Bạch thược, Thương nhĩ tử, Xích thược, Ngưu tất… áp dụng cho những người mắc suy giãn tĩnh mạch, tê bì chân tay, viêm tắc mạch máu hiệu quả.
Xem thêm:
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể