Điều trị viêm mao mạch dị ứng như thế nào ?
Bệnh viêm mao mạch dị ứng chủ yếu xảy ra ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Viêm mao mạch dị ứng còn được gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ. Trẻ em mắc bệnh thường có biểu hiện:
- Nổi ban xuất huyết dưới da dạng chấm và nốt ở mặt gấp của cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi…không ngứa.
- Sưng đau khớp, đau bụng, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, viêm cầu thận, đi tiểu ra máu.
Vậy điều trị viêm mao mạch dị ứng như thế nào để không để lại di chứng ở trẻ nhỏ?
Bệnh viêm mao mạch dị ứng xuất hiện từ bao giờ
Từ năm 1874, bệnh viêm mao mạch dị ứng được phát hiện bởi nhà khoa học Henoch, nhưng phải đến năm 1941 mới thực sự được phổ biến rộng rãi nhờ quá trình nghiên cứu của Schonlein. Do vậy, tên gọi ban đầu của bệnh là Schonlein – Henoch.
Viêm mao mạch dị ứng chủ yếu hình thành ở trẻ em, hoặc người trẻ tuổi. Trong khoảng những năm 1895-1914 ở Anh đã có nhiều bài báo viết về căn bệnh này. Sau đó, tài liệu về bệnh được sử dụng ở Mỹ, rồi lan rộng ra các nước châu Âu, Nhật Bản…
Hiện nay khoa học hiện đại chủ yếu chữa trị bệnh bằng cách cho trẻ dùng thuốc và tích cực theo dõi thường xuyên.
Phương pháp điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng
Bác sĩ chuyên khoa điều trị viêm mao mạch dị ứng chủ yếu yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc để bảo vệ thành mạch. Trường hợp xuất huyết nhiều dẫn đến thiếu máu cần có chỉ định bổ sung hồng cầu. Còn một số trường hợp khác có biểu hiện nhiễm khuẩn cần được dùng kháng sinh để trị bệnh.
Một số loại thuốc dưới đây thường được chỉ định dùng cho trẻ mắc viêm mao mạch di ứng:
– Thuốc ức chế miễn dịch: Điển hình là cyclophosphamid, cyclosporin, azathioprin, có thể dùng phối hợp với glucocorticoid ở những bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương ở vùng thận.
– Truyền tĩnh mạch, gạn huyết tương: Dùng dapsone, immunoglobulin để ngăn chặn biến chứng của vùng thượng thận.
– Dùng thuốc chống viêm, giảm đau: Chỉ những bệnh nhân có tình trạng sưng khớp mới áp dụng thuốc ngừa viêm.
- Dùng thuốc lợi niệu: Áp dụng cho bệnh nhân suy thận.
- Dùng thuốc tăng huyết áp: Áp dụng cho bệnh nhân có biểu hiện hạ huyết áp.
Việc dùng thuốc như thế nào, bao lâu cần được làm đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Đặc biệt, khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm mao mạch dị ứng, trẻ cần được thăm khám càng sớm càng tốt, không nên tự ý điều trị bằng bất cứ hình thức nào.
Xem chi tiết tại: Viêm Mao Mạch Dị Ứng Ở Trẻ Em Chiếm Tới 75% Độ Tuổi Dưới 10
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể