Giải mã tình trạng tĩnh mạch nổi tràn lan trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Không chỉ chân mà các vùng khác trên cơ thể như: tay, đầu, cổ, bụng… cũng có thể xuất hiện gân xanh nổi ngoằn ngoèo dưới lớp da mỏng. Đây là dấu hiệu của bệnh gì?
Tĩnh mạch phân bố trên toàn cơ thể, khi tĩnh mạch này giãn sẽ xuất hiện mạch máu nổi dưới da ở bất kì bộ phận nào, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng nổi tĩnh mạch ở chân rất quen thuộc được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, nhưng nếu như tĩnh mạch nổi ở tay, đầu, cổ, bụng… thì sao?
Giãn tĩnh mạch nổi ở tay
Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về bệnh lý này:
1. Nổi tĩnh mạch ở tay
Tĩnh mạch nổi lên ở tay là căn bệnh phản ánh cơ thể của bạn đang không khỏe mạnh ở hệ thống tiêu hóa. Dạ dày, đường ruột của bạn không tốt, gây ứ máu, tụ máu, táo bón, bệnh trĩ. Bạn sẽ thấy chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi thường xuyên hơn, gân tay nổi lên nhiều hơn.
Để ngăn chặn tình trạng này, bạn hãy tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, loại quả cam, chanh, rau củ để giảm thiểu những tổn thương trong hệ tiêu hóa.
2. Nổi tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch ở chân
Tĩnh mạch nổi lên ở vùng bắp chân được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh có thể gây nên những triệu chứng đau nhức vùng bắp chân, tê chân, chuột rút chủ yếu vào ban đêm, thậm chí còn có thể lở loét nếu không được can thiệp kịp thời.
Chữa trị bệnh, bạn có thể sử dụng các biện pháp đắp ngoài da như dùng hoa hồng, lá ngải hoặc sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Nổi tĩnh mạch vùng đầu
Tĩnh mạch đột ngột nổi lên ở vùng đầu cũng cho thấy bạn đang gặp vấn đề liên quan đến huyết áp cao, dễ dàng bị đột quỵ do căng mạch máu.
Khi bạn nhận thấy tĩnh mạch ở vùng thái dương lồi lên, ngoằn ngoèo, bạn cần đặc biệt chú ý đến bệnh lý xơ cứng động mạch não với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở.
Bạn nên chú ý nhiều hơn đến huyết áp, sử dụng các loại thuốc để điều hòa huyết áp thường xuyên.
4. Nổi tĩnh mạch vùng cổ
Nếu bạn nhận thấy tĩnh mạch nổi lên ở vùng cổ, hãy cẩn thận với bệnh lý về tim và phổi. Bạn có thể đang gặp rắc rối với chức năng tim hoặc mắc bệnh viêm màng tim, tràn dịch màng tim. Do vậy cần lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
5. Tĩnh mạch nổi ở bụng
Tĩnh mạch ở bụng nhô cao lên cho thấy vùng gan của bạn đang có dấu hiệu bệnh lý xơ gan. Trường hợp này cũng không nên để lâu dài, bắt buộc phải điều trị càng sớm càng tốt.
6. Tĩnh mạch nổi lên ở bìu
Khi tĩnh mạch nổi lên ở bìu của nam giới, bạn có thể mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh lý này sẽ khiến chất lượng tinh trùng ít đi, gây biến dạng tinh trùng. Người bệnh thường xuyên thấy tình trạng đau vùng đáy chậu, đau lưng.
Bạn nên điều trị bệnh lý này sớm để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Hy vọng với những chia sẻ về tình trạng tĩnh mạch nổi tràn lan trên cơ thể sẽ giúp bạn rõ hơn về những triệu chứng có thể bạn đang gặp phải nhưng lại không rõ mình bị bệnh gì. Đồng thời các bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm Khang mạch linh được nhiều người thành công khi sử dụng cho các triệu chứng bệnh trên.
Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể