Nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch từ thuốc tránh thai
Tổ chức ANSM của Pháp đã công bố nghiên cứu nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch từ loại thuốc phổ biến chị em hay sử dụng thuốc tránh thai.
Phụ nữ có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch như:
- Trong thời kì mang thai, trọng lượng cơ thể dồn ép xuống đôi chân làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Chị em có thói quen đi giày cao gót, mặc quần áo chật.
Ngoài ra, những chị em thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai qua đường uống cũng làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Điều này đã được Pháp nghiên cứu và công bố trong nghiên cứu gần đây.
Mối quan hệ giữa thuốc tránh thai đường uống và bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Tổ chức ANSM của Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch nghiên cứu mối quan hệ giữa thuốc tránh thai đường uống và huyết khối tĩnh mạch từ năm 2012. Cho đến năm 2015, họ chia thuốc tránh thai thành 4 thế hệ: trong đó số lượng thuốc tránh thai thế hệ 1 và 2 được tiêu thụ nhiều hơn thế hệ 3 và 4. Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện bệnh huyết khối tĩnh mạch từ thuốc tránh thai thế hệ 3 – 4 lại cao hơn nhiều so với thế hệ trước. Vì vậy, để tránh mắc bệnh như: viêm tĩnh mạch do huyết khối, thuyên tắc phổi và một số bệnh về động mạch như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bác sĩ khuyên chị em nên sử dụng biện pháp tránh thai khác, hoặc sử dụng loại thuốc có chứa levonorgestrel phối hợp với estrogen liều thấp (20 microgam).
Theo đó, thuốc tránh thai đường uống có kết hợp giữa estrogen và progestin được gọi tắt là COC. Lọai estrogen được dùng trong thuốc là ethinylestradiol, muốn phân biệt các loại thuốc người ta dựa trên đặc điểm của progestin, cụ thể là:
- Các COC thế hệ 1: norethisteron.
- Các COC thế hệ 2: levonorgestrel hoặc norgestrel.
- Các COC thế hệ 3: desogestrel, gestoden hoặc norgestimat.
- Các COC thế hệ 4: drospirenon, chlormadinon, dienogest hoặc nomegestrol.
Nghiên cứu của ANSM đã được công bố trên tạp chí BMJ (British Medical Journal) năm 2016 cho rằng: người mắc huyết khối tĩnh mạch sử dụng COC thế hệ 2 thường thấp hơn so với COC thế hệ 3. Lí do là bởi trong COC thế hệ 2 chứa nhiều levonorgestrel và estrogen, vì vậy thường đi kèm với nguy cơ mắc thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não thấp hơn các thuốc có chứa từ 30-40 mg estrogen trở lên (COC 3 và 4).
Ngược trở lại, tổ chức ANSM cũng nghiên cứu lượng bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu đã sử dụng thuốc tránh thai vào năm 2014. Trong đó, có khoảng 341 trường hợp chị em nhập viện đã sử dụng loại thuốc COC 3 và 4.
Khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa dành cho các chị em
Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, trong điều trị huyết khối tĩnh mạch và động mạch, các bác sĩ nên chú ý một vài điều sau:
- Có thể sử dụng loại thuốc tránh thai có chứa levonorgestrel phối hợp với estrogen liều thấp trong điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch.
- Khi kê đơn điều trị bệnh cho các chị em, cần đặc biệt chú ý đến thành phần thuốc để tránh nguy cơ tác động đến nội tiết tố, tăng biến chứng của bệnh.
- Các chị em khi mua thuốc tránh thai cũng cần chú ý đến thành phần, tránh tăng khả năng mắc bệnh.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể