Phòng tránh và điều trị bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch như thế nào?
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được coi là một trong 3 căn bệnh liên quan đến máu gây tử vong nhiều nhất. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt là người lớn tuổi. Phải làm sao để phòng tránh và điều trị triệt để căn bệnh này ?
Thuyên tắc tĩnh mạch thường xảy ra ở những đối tượng nào ?
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hiểu một cách đơn giản là tình trạng cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch, chủ yếu là tĩnh mạch sâu, chủ yếu hình thành cánh tay và chi dưới.
Bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên và có thể gây tử vong nếu cục máu đông di chuyển lên phổi.
Các bác sĩ cho rằng, tổn thương ở lòng tĩnh mạch có thể do tự phát, không cần phải có những tác động từ bên ngoài. Vì vậy, những đối tượng sau sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn:
- Những bệnh nhân bị chấn thương như người bị tai nạn giao thông, gãy xương, người thực hiện phẫu thuật…
- Người thường xuyên nằm một chỗ, không vận động được, dòng máu lưu thông kém.
- Nhóm chị em có nồng độ estrogen trong máu gia tăng như phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, người đang mang thai hoặc trong độ tuổi mãn kinh.
- Người có bệnh lý về tim mạch, phổi, ung thư.
- Những người có thói quen xấu như: chị em thường xuyên đi giày cao gót, ngồi bắt chéo chân, người hút thuốc lá lâu năm…
Làm thế nào để phát hiện thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ?
Theo các bác sĩ, 80% người bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Bạn cần đặc biệt chú ý tới các triệu chứng như: cảm giác sưng đau, nóng chân, thay đổi màu da chân, khó vận động ở chi dưới. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận thấy những vết lở loét, mạch máu căng ở chân.
Nặng nề hơn, bạn có thể phát hiện các dấu hiệu đau tức ngực, khó thở, ngất do cục máu đông di chuyển lên phổi.
Để phát hiện chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra cục máu đông, siêu âm hệ tĩnh mạch hoặc chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán mức độ bệnh lý.
Điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nên sử dụng thuốc kháng đông ?
Thuốc kháng đông thường được điều trị trong trường hợp tĩnh mạch chưa tắc hoàn toàn. Còn nếu như tĩnh mạch đã tắc thì nên dùng thuốc tiêu sợi huyết để bơm vô phá tan cục máu để hệ thống tĩnh mạch lưu thông trở lại. Cả hai phương pháp này sẽ được sử dụng nhằm giảm cục máu đông, khiến kích thước cục máu đông giảm, tránh nguy cơ trôi về tim mạch hoặc phổi, gây hậu quả khôn lường.
Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật để lấy cục huyết khối đi.
Phòng bệnh thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối sâu như thế nào ?
Theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên thực hiện một số thói quen sống tốt như sau:
- Uống nhiều nước trong ngày để giảm khả năng tính tụ máu đông.
- Tránh dùng chất kích thích, hạn chế tránh uống café, uống bia, rượu.
- Cần vận động tứ chi nhiều hơn, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, bạn có thể thực hiện những động tác đơn giản như liên tục vận động gót chân nhẹ nhàng để máu lưu thông.
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh tăng cân, béo phì.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Phụ nữ nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc tránh thai.
Một trong những biện pháp điều trị bệnh lý về mạch máu được nhiều người tin tưởng sử dụng và đem lại hiệu quả cao là sử dụng thảo dược Đông y. Những vị thuốc cực tốt cho thành mạch như: Bạch thược, Thương nhĩ tử, Xích thược, Ngưu tất… được ứng dụng trong các bài thuốc trị bệnh về tĩnh mạch hàng trăm năm qua.
Khang mạch linh là sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược trên, được chiết xuất theo công nghệ hiện đại giúp nâng cao sức bền thành mạch, giảm viêm tắc tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch.
Khang mạch linh chuyên dùng cho những người mắc bệnh lý về thành mạch, người tê bì chân tay, viêm mao mạch, viêm tắc mạch máu.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể