Viêm tắc, suy giãn tĩnh mạch có liên quan đến động mạch vành
Theo những cứu mới hiện nay, khoa học đã chỉ ra rằng hai căn bệnh phổ biến hiện nay là suy giãn tĩnh mạch và viêm tắc tĩnh mạch đều có mối quan hệ trực tiếp với bệnh lý về động mạch vành.
Khoa học đã chứng minh rằng những người mắc suy giãn tĩnh mạch và viêm tắc tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc bệnh lý về động mạch vành. Cụ thể mối quan hệ giữa những căn bệnh này như thế nào và phải làm sao để phòng tránh được bệnh?
Viêm tắc, suy giãn tĩnh mạch liên quan đến động mạch vành
Bệnh suy giãn tĩnh mạch và những dấu hiệu không thể bỏ qua
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân. Vùng chân được chia làm 2 hệ thống tĩnh mạch, trong đó phần ở sâu đảm nhiệm vai trò dẫn lưu 90% máu ở tĩnh mạch. Tuy nhiên, hệ thống tĩnh mạch nông (đảm nhiệm 10% vai trò dẫn truyền máu) lại là vùng gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Cơ chế hoạt động của hệ thống tĩnh mạch này như sau: thông thường, các trương lực cấu tạo ở thành mạch máu sẽ giúp máu được lưu thông từ chân lên đùi, còn các van khác ngăn cản máu quay trở lại chân. Khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch nông bị suy yếu khiến phần van tổn thương, từ đó máu bị rò tẻ thì hệ thống tĩnh mạch sâu, làm tĩnh mạch nông trở thành túi chứa máu.
Do vậy, vùng chân của bạn sẽ luôn có cảm giác đau tức, nặng nề. Bạn phải đối mặt với tình trạng chuột rút nhiều hơn, mắt cá chân sưng đau, tĩnh mạch có nguy cơ lở loét nếu không được điều trị đúng cách. Ngoài ra, nếu như cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch bị đẩy lên trên còn dẫn tới nguy cơ tắc nghẽn vùng phổi, gây suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Bài mới:
Viêm tắc động mạch chi dưới và những biến chứng tới động mạch
Viêm tắc động mạch chi dưới và những biến chứng tới động mạch
Thực chất bệnh viêm tắc động mạch chi dưới là một biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch. Viêm tắc động mạch làm cản trở việc vận chuyển oxi, khiến người bệnh thường xuyên gặp phải triệu chứng chuột rút. Bệnh có thể dẫn tới hoại tử, phải cắt bỏ chi dưới nếu không được điều trị đúng cách.
Dấu hiệu điển hình để nhận biết viêm tắc động mạch chi dưới là đau chi dưới, chuột rút khi đang vận động. Những người thường hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp, lười vận động thường có nguy cơ mắc viêm tắc động mạch cao hơn.
Mối quan hệ giữa bệnh lý về tĩnh mạch và động mạch vành
Theo các bác sĩ, bệnh động mạch vành rất khó phát hiện, bởi thường không có dấu hiệu rõ ràng. Thông thường, người bệnh sẽ thấy đau ngực, đau tay trái… khiến dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Cho đến khi nặng nề hơn, nhận thấy các cơn đau tim, đổ mồ hôi, mắt mở rộng, mạch yếu… mới tới bệnh viện thăm khám.
Theo các bác sĩ, 70% lượng máu của cơ thể được chứa ở hệ thống tĩnh mạch, vì vậy, tĩnh mạch và động mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự điều hòa, luân chuyển máu trong tĩnh mạch giúp kiểm soát bệnh tim mạch tốt hơn.
Thống kê cũng cho thấy khoảng 70% người mắc suy giãn tĩnh mạch có thể biến chứng thành bệnh tim mạch. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe bằng chế độ ăn uống, vận động thường xuyên cũng là cách tốt nhất để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cũng như các bệnh lý về tim mạch.
Cách phòng tránh những căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch như sau:
Thể thao nhẹ, đều đặn mỗi ngày như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,..
Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó hòa tan.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể