Viêm tắc tĩnh mạch sâu và giải pháp điều trị hiệu quả
Viêm tắc tĩnh mạch sâu là bệnh lý phổ biến ở người già nhưng người trẻ cũng không hề miễn nhiễm, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ. Tại Việt Nam tỷ lệ viêm tắc tĩnh mạch sâu không hiếm gặp, một kết quả nghiên cứu cho thấy có 22% bệnh nhân được phát hiện có viêm tắc tĩnh mạch sâu bằng siêu âm Doppler dù họ không có triệu chứng gì của bệnh.
Viêm tắc tĩnh mạch sâu không nguy hiểm nhưng lại là vấn đề đáng lo là nếu như không hiểu về bệnh thì là điều rất nguy hiểm
Viêm tắc tĩnh mạch sâu là gì?
Viêm tắc tĩnh mạch sâu (thuật ngữ viết tắt khoa học: DVT) là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng các cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Các cục máu nằm trong tĩnh mạch gây tắc nghẽn một tĩnh mạch hay đoạn tĩnh mạch. Khi cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch, nó có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong. Nếu bệnh nhân không gặp biến chứng thuyên tắc phổi thì sẽ có đến 20-50% sau này bị hội chứng hậu viêm tắc với biểu hiện loét, đau nhức và giới hạn vận động chi dưới.
Một viêm tắc trong tĩnh mạch sâu thường tạo nên một khối máu dài, mềm với một đầu dính vào vách trong của tĩnh mạch. Khối máu đông này có thể trở nên lớn hơn nhiều và tách rời vào dòng máu. Khi khối máu tách ra, nó được xem như là một vật làm nghẽn mạch (embolus), và vật làm nghẽn mạch này có thể được mang đi trong dòng máu đến những tĩnh mạch lớn hơn ở chân. Sau đó, vật làm nghẽn mạch có thể được mang lên tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ, và vào tim. Từ tim, vật làm nghẽn mạch lại bị đưa đẩy ra các động mạch vào phổi và làm nghẽn những động mạch này, cuối cùng gây nên chứng Thuyên tắc động mạch phổi. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử.
Các triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu
Ở cẳng chân hoặc đùi thường thấy các dấu hiệu: sưng, đau, đỏ đoạn chi, nhất là bụng chân (phía sau chân), bên dưới đầu gối.
Bệnh thường xảy ra ở một chân, song cũng có thể bị cả hai chân, cảm giác đau tăng khi người bệnh co gập chân. Cảm giác đau sẽ tăng rõ rệt khi co gập chân về phía đầu gối.
Trường hợp nặng: lở loét bắp chân
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng gì ở chân đang bị bệnh, người bệnh chỉ phát hiện mình bị viêm tắc tĩnh mạch sâu khi bệnh đã có biến chứng tắc nghẽn mạch phổi do hậu quả của viêm tắc tĩnh mạch sâu ở chân. Khi bị tắc nghẽn mạch phổi xuất hiện các triệu chứng: khó thở, đau ngực và ngất.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch sâu có thể kể đến là:
- Ít vận động: Mọi lý do như bệnh tật, chấn thương, yêu cầu công việc, hành trình lâu dài trên máy bay, tàu hỏa... mà cơ thể không hoặc ít vận động, đều có thể tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu vì khi cơ thể không vận động, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy chậm và làm tăng nguy cơ đông máu.
- Tĩnh mạch bị tổn thương: Bệnh viêm mạch (vasculitis), hóa trị liệu, đụng dập do chấn thương gây tổn thương ở tĩnh mạch làm tăng nguy cơ bị bệnh này, ngược lại chính viêm tắc tĩnh mạch sâu có thể làm tổn thương thành tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ bị thêm một viêm tắc tĩnh mạch sâu khác trong mạch máu.
- Dùng thuốc điều trị là hormon sinh dục nữ: Các thuốc có chứa estrogen khi dùng để điều trị một số bệnh như ung thư, chữa chứng tiền mãn kinh có tác dụng phụ làm cho máu dễ đông hơn, do đó gia tăng nguy cơ bị bệnh này.
- Di truyền và mắc một số bệnh: Bệnh nhân bị ung thư, suy tim, mang thai, béo phì, trên 40 tuổi, di truyền từ cha mẹ sang con... là các yếu tố làm cho máu dễ đông, do đó tăng nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch sâu.
Phòng tránh và điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu
Phòng bệnh
Để phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch sâu hiệu quả, bác sĩ khuyên chúng ta:
- Uống nhiều nước, tăng cường vận động nhất là sau một ca phẫu thuật kéo dài, phụ nữ sau khi sinh đẻ, cần tránh bất động hoặc nằm lâu ngày
- Người có rối loạn về đông máu cần được dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ.
- Ngồi tư thế thoải mái khi đi tàu, xe, máy bay trong thời gian dài, khoảng nửa giờ cần co duỗi chân, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông.
- Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu
Bằng việc bổ sung các dược liệu khu phong, tán hàn, hoạt huyết, đả thông các cục máu đông, tăng cường sự lưu thông, tuần hoàn khí huyết. Khi khí thông huyết hành, chức năng Tỳ vị, Can, ..được hồi phục thì bệnh tự nhiên thuyên giảm, không còn đau đớn; các tổn thương sẽ khô lại; các phần bắt đầu hoại tử sẽ hồng hào lại, không còn nguy cơ phải tháo khớp và đi lại vận động bình thường.
Sản phẩm Khang Mạch Linh được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược, với các thành phần cấu tạo quan trọng dựa trên nguyên lý điều trị viêm tắc tĩnh mạch của Y học cổ truyền.
Khang Mạch Linh - mang tin vui cho người bị viêm tắc tĩnh mạch.
Với các bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch thì càng điều trị sớm, cơ hội lành bệnh càng cao, ít các biến chứng và thời gian điều trị bệnh rút ngắn và tiết kiệm được nhiều chi phí.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể