8 cách giảm suy giãn tĩnh mạch cho người bệnh
Những con đau khớp, nhức nhối, đi lại khó khăn luôn là ám ảnh đối với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy những cách làm giảm đâu giãn suy giãn tĩnh mạch dưới đây mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.
Vận động bắp chân bên cạnh việc mang tất (vớ) y khoa là hai phương pháp hỗ trợ quan trọng quyết định sự thành công của quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch. Khi bắp chân vận động sẽ nở ra từng đợt theo nhịp bước của chân và ép vào tĩnh mạch tạo ra một nhát bơm máu về tim. Bài viết cung cấp 8 cách giúp người bệnh giảm suy giãn tĩnh mạch và các triệu chứng của bệnh.
8 cách giúp người bệnh giảm đau suy giãn tĩnh mạch
Để hạn chế các đau nhức và khó khăn cho người bệnh trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả nhất, bác sĩ của chúng tôi đưa ra những cách thức giúp người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả không hề nhỏ.
1. Ăn đủ chất xơ, tránh bị táo bón: Bệnh nhân cần luôn được đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đủ chất xơ được lấy từ các loại trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc, rau củ… Rau củ và hoa quả sẽ giúp người bệnh tránh bị táo bón.
2. Đảm bảo nhu cầu 2 lít nước mỗi ngày: Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước (bao gồm: nước uống và cả những thức ăn và thức uống có nước), đặc biệt khi thời tiết nóng bức.
3. Nên mang giày đế mềm, gót thấp: Hạn chế mang giày cao gót cả ngày hoặc quá lâu. Để đôi chân bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân cùng với giày đế mềm để bàn chân được thoải mái.
4. Mặc quần áo thoải mái, không quá bó sát: Hạn chế những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng xương chậu và hông. Quần áo bó chật cũng là nguyên nhân làm cản trở sự lưu thông máu.
5. Nên vận động nhiều, đi bộ hàng ngày: Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy. Đi bộ luôn là bài tập tổng hợp rất tốt giúp bệnh nhân kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, đồng thời giúp tăng cường cơ bắp. Đi dạo bộ nhẹ nhàng mỗi ngày theo tình trạng thể lực giúp người bệnh cải thiện tình trạng lưu thông máu một cách đáng kể.
6. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi – Không ngồi đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.
7. Nếu công việc của bạn yêu cầu phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên: Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.
8. Tránh khiêng vác nặng, xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy.
9. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe… Các hoạt động thể lực nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể người bệnh là giải pháp tốt giúp lưu thông máu.
10. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân. Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, …).
Bên cạnh các bài tập và các phương pháp hỗ trợ điều trị, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ để sớm chấm dứt tình trạng bình tình của mình, tìm lại một cơ thể khỏe mạnh.
Khang Mạch Linh – giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Với thành phần 100% từ tự nhiên, các dược liệu an toàn và thân thiện với người dùng như: Đan Sâm, Hoa Hòe, Thương Nhĩ Tử…có trong Khang Mạch Linh hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp phòng ngừa và cải thiện suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả nhất.
Trong Hoa Hòe có chứa 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường lực tĩnh mạch, làm bền thành mạch, không bị giòn dễ vỡ dưới áp lực của máu. Hoa hòe có tác dụng đặc biệt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hoạt chất Rutin giúp thành mạch bền vững hơn, săn thành mạch nên làm giảm được triệu chứng đau nhức, tê mỏi do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Khang Mạch Linh – Tim vui cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể