Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, trong đó có biến chứng ở bàn chân. Biến chứng hoại tử bàn chân làm cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt bỏ chi, một phần cơ thể. Điều đáng lo ngại là có đến 15% bệnh nhân tiểu đường sẽ bị loét bàn chân tại một thời điểm nào đó trong toàn bộ cuộc đời của họ và báo cáo thống kê cho thấy khoảng 60% các ca cắt cụt chi khởi phát do vết loét nhiễm khuẩn.
Đường huyết tăng cao ở bệnh tiểu đường làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, từ đó làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu. Mặt khác, đường huyết cao lâu ngày dẫn đến mạch máu có thể bị viêm, lâu ngày làm chít hẹp lòng mạch gây bít tắc mạch máu, làm ngưng trệ tuần hoàn, cản trở dòng lưu thông máu
Khi mạch máu bị xơ vữa, lòng mạch máu sẽ bị chít hẹp lại, làm giảm lượng máu cung cấp tới cho phần chi bên dưới. Do vậy, bệnh nhân vừa có tổn thương thần kinh vừa xơ vữa tắc hẹp động mạch chi dưới càng tăng nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử bàn chân.
1. Đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào tới bàn chân
Biến chứng bàn chân tiểu đường là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau của bệnh đái tháo đường như: nhiễm trùng, viêm tắc mạch mạch máu gây hoại tử lét chân, cắt cụt chân, …
Biến đổi ngoài da: Khi bệnh nhân bị tiểu đường gây ra các tổn thương dây thần kinh chỉ huy liên quan đến da và các hoạt động tái tạo, làm ẩm da khiến cho da ở chân bệnh nhân có hiện tượng khô ráp, nứt nẻ thậm chí là bong tróc.
Chai chân: Do áp lực ở gan bàn chân bị tăng lên, bệnh nhân tiểu đường sẽ dễ có biến chứng chai chân. Đáng tiếc hiện tượng chai chân khá phố biến và thường gặp ở nhiều người bình thường nên các bệnh nhân bệnh tiểu đường thường chủ quan và bỏ qua triệu chứng này. Khi các vết chai chân để lâu ngày, không được chăm sóc có điều kiện phát triển to ra, sẽ xuất hiện các vết nứt và sau đó loét ra tại các vị trí phải chịu áp lực cao do trọng lực. Các vết loét này ở vị trí xa tim nên dễ bị thiếu máu nuôi dưỡng nên vết viêm loét rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng và hoạt tử.
Biến dạng bàn chân: Ban đầu, bệnh nhân xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân, sau một thời gian bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác bàn chân, bệnh nhân không còn nhạy cảm với những kích thích đau thông thường, không nhận biết được vết cắt hoặc vết thương ở chân, vì vậy, các vết loét thường xuất phát từ những chấn thương nhỏ và thường bị bỏ qua chỉ khi chân bị sưng to hoặc có nhiễm trùng nặng, loét chân thì mới biết. Biến chứng tiểu đường này khiến cho bàn chân bệnh nhân bị biến dạng và rất dễ viêm loét cũng như bị tấn công bởi các vi khuẩn từ các vị trí phải chịu áp lực cao.
Không ít bệnh nhân do chủ quan cũng như do mất cảm giác bàn chân nên đến khám muộn khi ổ nhiễm trùng đã lan rộng, nguy cơ phải cắt cụt chi cao.
Loét chân: biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường do hai yếu tố chính sau:
Giảm – mất cảm giác đến từ biến chứng tổn thương thần kinh, khiến người bệnh khó nhận biết cảm giác đau, nóng – lạnh… làm giảm khả năng tự bảo vệ, tự chữa lành vết thương của cơ thể
Vùng chi dưới là vùng có các mạch máu xa tim của bệnh nhân nhất, cùng với đó khi mạch máu bị xơ vữa, tổn thương (do lượng đường trong máu cao) làm giảm lượng máu tới các chi, vùng chi dưới sẽ thiếu oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng. Điều này làm giảm khả năng miễn dịch cục bộ tại các vùng thiếu máu khi có yếu tố nhiễm trùng. Hơn thế nữa, nếu vùng mô nào bị thiếu máu nuôi kéo dài và nhiều, có thể bị hoại tử. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời biến chứng loét bàn chân dễ dàng xảy ra và lan rộng.
Cắt cụt chân: đây là biến chứng tiểu đường nặng nề nhất do các vết loét chân tiểu đường bị kéo dài và không được điều trị hiệu quả và dứt điểm. Khi vùng lở loét ở bàn chân quá lớn, để quá lâu không được điều trị hiệu quả, trong điều kiện thiếu máu và oxy, để cung cấp các dưỡng chất dễ dàng khiến cho bàn chân của người bệnh bị hoại tử. Theo thống kê, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp phải cắt cụt chi.
2. Phòng ngừa biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là vô cùng đáng tiếc và có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên do chủ quan cũng như thiếu được cung cấp các kiến thức y khoa cần thiết nên tỷ lệ bệnh nhân mắc biến chứng bàn chân tiểu đường vẫn rất lớn, mang lại những hậu quả rất nặng nề cho bệnh nhân cũng như cho xã hội
Kiểm soát đường huyết ổn định chính là phương pháp hiệu quả nhất phòng và hạn chế các biến chứng của tiểu đường. Khi lượng đường trong máu được kiểm soát liên tục thì sẽ hạn chế được xơ vữa mạch máu, giúp máu được lưu thông tốt hơn
Khi có hiện tượng tê bì, lở loét, bầm tím có thể dùng các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hoạt huyết, thông mạch, lưu thông khí huyết.
Khang Mạch Linh hoàn toàn từ thảo dược giúp thông mạch, hoạt huyết, dẫn dược liệu tới các vùng viêm tắc ở chi dưới, giúp máu lưu thông tới vùng xa tim nhất. Các vùng viêm loét, hoại tử sẽ được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất thì khi đó các vết lở loét, hoaị tử sẽ được chữa lành. Ngoài ra Khang Mạch Linh giúp vững bền thành mạch, chống xơ hóa thành mạch, làm thành mạch được nhu nhuận, giúp lưu thông máu tốt hơn.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Một số hình ảnh của bệnh nhân bị hoại tử chân dùng sản phẩm Khang Mạch Linh đã mang tới hiệu quả kì diệu
KHANG MẠCH LINH MANG LẠI NỤ CƯỜI TRÊN NHỮNG BƯỚC CHÂN
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể